7 điều cần lưu ý trên hợp đồng thuê nhà kinh doanh
https://muaban.net/blog/7-dieu-can-luu-y-tren-hop-dong-thue-nha-kinh-doanh-63973/
Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là loại giấy tờ phổ biến cho các giao dịch nhân sự. Hầu hết những ai thuê nhà kinh doanh đều lấy nó làm mặt bằng để kinh doanh cửa hàng, quán ăn hoặc cũng có thể thuê nhà để kinh doanh homestay.
Dù là bất kỳ mục đích kinh doanh nào thì chủ nhà (tức là người cho thuê) cũng phải làm rõ hợp đồng với người thuê. Bởi vì hợp đồng này có liên quan đến tiền bạc, phạm vi trách nhiệm của cả đôi bên. Vậy cần lưu ý điều gì trên hợp đồng thuê nhà kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này bạn nhé!
7 điều cần lưu ý trên hợp đồng thuê nhà kinh doanh
1. Tiền đặt cọc
Tiền đặt cọc là một trong những khoản tiền bắt buộc được quy định trong hợp đồng kinh doanh. Đây là một trong những thông tin cực kỳ quan trọng cần được thể hiện rõ trên hợp đồng. Nếu bạn thuê nhà kinh doanh thì bạn sẽ được yêu cầu đặt cọc từ 3 đến 6 tháng tiền thuê. Và khoản tiền đặt cọc này sẽ được trả lại khi nào bạn chính thức trả nhà.
Vấn đề là tại sao khoản tiền đặt cọc này lại cần được ghi rõ trong hợp đồng? Thực sự tiền bạc luôn là một vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi nhất. Và những thỏa thuận miệng thì không bao giờ có hiệu lực một khi xảy ra tranh chấp. Chính vì thế bạn cần phải kiểm tra kỹ về tiền đặt cọc trong hợp đồng thuê nhà kinh doanh. Cũng như là những điều khoản liên quan đến việc hoàn trả tiền cọc bị hủy bỏ hoặc là chỉ trả theo một tỉ lệ cụ thể nào đó.
2. Vấn đề bàn giao tình trạng nhà, tài sản và trang thiết bị hiện có
Thực tế ra đây là điều khoản mà các bên thường ít lưu ý đến. Người cho thuê và người đi thuê đều nghĩ đơn giản rằng chỉ cần chụp hình lại đầy đủ thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng thực tế thì không phải như vậy.
Bạn hãy thử hình dung khi bạn thuê một căn nhà trong dài hạn (từ 3 đến 5 năm). Thông thường bao giờ cũng sẽ có những sửa chữa nhỏ, hoặc cũng có thể là những khoản sửa chữa khá lớn. Nhưng tất nhiên cũng tùy vào những thỏa thuận của người cho thuê và người đi thuê về hiện trạng căn nhà sau khi trả lại mặt bằng như thế nào. Cách tốt nhất là cả hai bên cần làm một tờ phụ lục đính kèm để xác định rõ hiện trạng mà mỗi bên mong muốn sau khi trả mặt bằng là gì.
3. Các loại thuế khi thuê nhà kinh doanh
Khi thuê nhà để làm ăn kinh doanh, các khoản thuế rất quan trọng. Nếu bạn không hiểu rõ về nó thì chắc chắn bạn sẽ lúng túng không biết xử lý như thế nào. Cũng như bạn cũng sẽ không hề biết được khoản thuế mà bạn sẽ phải nộp là bao nhiêu. Thông thường các khoản thuế này sẽ bao gồm:
Thuế môn bài
Được thu một lần/năm hoặc khi bạn bắt đầu đăng kí kinh doanh. Thuế môn bài có quy định là:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
Thuế GTGT & thuế TNCN
Thuế này sẽ được tính trên doanh thu (bao gồm doanh thu chịu thuế) và một số khoản thu khác bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo hợp đồng cho thuê.
4. Giá thuê và các điều khoản thanh toán kèm theo
Giá thuê là một trong những vấn đề then chốt cần được bàn luận kĩ lưỡng. Và giá thuê được thể hiện trong hợp đồng chính là giá thuê cuối cùng mà người thuê phải trả hằng tháng cho người cho thuê.
Đầu tiên, bạn nên xem kỹ trong hợp đồng có ghi cụ thể giá thuê mặt bằng kinh doanh hằng tháng hay không. Khi tăng giá thì phải báo trước bao nhiêu tháng để tránh tình trạng lúc thỏa thuận thì đưa ra một giá còn khi ghi vào hợp đồng thì lại tăng giá vì nhiều lý do.
Bạn cũng phải cân nhắc xem thử là mức giá hiện tại đã bao gồm các chi phí kèm theo như là điện, nước hay chưa. Nếu chưa thì khoản đó bạn sẽ phải thanh toán như thế nào. Những điều này cũng phải ghi kèm đầy đủ trong hợp đồng để tránh những tranh chấp về sau.
Có một điều mà bạn cần phải lưu ý ở giá thuê này đó là giá thuê cho cả một ngôi nhà hay là giá thuê theo diện tích thuê. Thực sự hầu như khi thuê nhà để kinh doanh thì hầu như ai cũng lấy giá thuê nguyên căn. Nhưng cũng có một số chủ nhà (nhất là những ai có mặt bằng ngay tại trung tâm). Và người thuê thường tận dụng các góc trong nhà để mở quán cà phê kinh doanh. Nếu chủ nhà muốn tính giá thuê trên m2 thì cần phải ghi rõ cụ thể trên hợp đồng. Và người đi thuê cũng phải nêu rõ mình đã sử dụng tổng cộng bao nhiêu m2 trong nhà để kinh doanh.
5. Thời gian để thuê nhà kinh doanh
Thời gian thường được tính là cả thời điểm bắt đầu lẫn khi kết thúc. Thực sự thì đối với những người chủ doanh nghiệp mới làm ăn thì họ chỉ muốn thuê một thời gian ngắn để thăm dò thị trường hay là phong thủy. Thế nhưng một hợp đồng thuê nhà kinh doanh được ký kết thường là một khoản thời gian khá dài. Ít nhất cũng phải là 2 năm. Trong hai năm đó, nếu bất kỳ bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải chấp nhận bồi thường.
Còn đối với thời điểm bắt đầu thuê thì đây cũng được xem là thời điểm trả tiền thuê nhà hằng tháng. Bạn cũng nên hỏi xem thời gian này có thể xê dịch được trong mấy ngày, nếu nộp trễ hơn thời gian quy định thì có khoản phạt nào kèm theo hay không.
6. Những quy định phụ
Các điều khoản này thực tế chỉ là viết thêm, phòng khi gặp những chủ nhà khó tính. Cũng như là giúp cho người thuê có thể dễ dàng và yên tâm làm ăn hơn.
Quy định phụ này bao gồm:
- Thời gian hoạt động của cửa hàng: Nếu cửa hàng của bạn cũng là nơi chủ nhà ở thì hãy ghi rõ cửa hàng sẽ mở từ lúc nào và kết thúc từ lúc nào.
- Lối đi và chỗ để xe của chủ nhà: Cần quy định rõ là lối đi này là chung hay riêng để đảm bảo không làm phiền đến giờ giấc sinh hoạt.
- Tu sửa mặt bằng: Trước khi bạn muốn tu sửa mặt bằng hay thay đổi theo ý muốn của mình thì cũng nên bàn bạc trước với chủ nhà để nghiên cứu giải pháp sao cho phù hợp.
7. Thời gian gia hạn hợp đồng thuê nhà kinh doanh
Thông thường vấn đề này là tự nguyện của đôi bên. Có thể sau một thời gian kinh doanh bạn thấy mọi việc ổn định và muốn tiếp tục tái ký hợp đồng thì bạn có thể thương lượng với chủ nhà. Tuy nhiên bạn cũng phải cẩn thận vì trong khi tái ký, có thể chủ nhà sẽ kiếm cách để “hét giá” thuê nhà lên. Bất kỳ chuyện gì cũng có thể xảy ra và bạn cần phải biết cách để xử lý.
Lời kết
Thuê nhà kinh doanh làm ăn vốn không phải là một chuyện dễ dàng. Chính vì thế bạn cần phải biết cách để làm sao có thể hiểu được tường tận những gì được liệt kê trong hợp đồng. Vì đó chính là lợi ích của bạn. Chúc bạn mua máy bán đắt nhé!
Karl Nguyễn