Cá Nhân Kinh Doanh Online Thu Nhập Bao Nhiêu Phải Đóng Thuế?

Cá Nhân Kinh Doanh Online Thu Nhập Bao Nhiêu Phải Đóng Thuế?

https://www.matbao.net/tin-tuc/ca-nhan-kinh-doanh-online-thu-nhap-bao-nhieu-phai-dong-thue-134055.html#:~:text=T%E1%BB%AB%20%C4%91%C3%B3%2C%20n%E1%BA%BFu%20doanh%20thu,tr%C3%AAn%20100%20tri%E1%BB%87u%20%C4%91%E1%BB%93ng%2Fn%C4%83m.

https://www.matbao.net/appupload/news/trilm/images/luat-dong-thue-kinh-doanh-online-1.jpg

Hoạt động thương mại điện tử đang vô cùng phát triển tại Việt Nam, kèm theo đó là cơ hội kiếm rất nhiều tiền. Người bán hàng trực tuyến phải đóng thuế kinh doanh Online theo quy định chung.

Để biết số thuế phải nộp là bao nhiêu, hãy cùng Mắt Bão xem quy định về cách tính đóng thuế kinh doanh Online dưới đây.

MỤC LỤC:

1. Luật đóng thuế kinh doanh Online

1.1. Cá nhân kinh doanh Online thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế?

1.2. Cách tính thuế Thu nhập cá nhân khi kinh doanh Online

2. Cơ quan chức năng quản lý thuế với cá nhân kinh doanh Online như thế nào?

Lựa chọn mua sắm Online đang có xu hướng phổ biến đối với người tiêu dùng.

1. Luật đóng thuế kinh doanh Online

1.1. Cá nhân kinh doanh Online thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế?

Cá nhân bán hàng có thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế kinh doanh Online? Đây là câu hỏi luôn được các nhà bán hàng thắc mắc.

Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý thuế 2006, cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế đối với các trường hợp sau:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,sản xuất, theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC cũng quy định: “Người nộp thuế nêu tại khoản 1, Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống”.

Như vậy, cá nhân bán hàng Online có doanh thu trên 100 triệu đồng phải nộp thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế Giá trị gia tăng (GTGT).

Từ đó, nếu doanh thu từ bán hàng Online mỗi tháng khoảng 50 triệu đồng vẫn sẽ phải đóng thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng.

Ngoài ra, cá nhân phải đóng thuế kinh doanh Online qua sàn giao dịch thương mại điện tử nếu có doanh thu kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, còn xác định được địa điểm kinh doanh cố định thì phải nộp lệ phí môn bài theo quy định (từ 300.000 đồng/năm đến 1.000.000 đồng/năm tùy mức doanh thu).

Đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử nếu thuộc trường hợp có doanh thu kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống, không có địa điểm cố định thì được miễn đóng thuế kinh doanh Online.

1.2. Cách tính thuế Thu nhập cá nhân khi kinh doanh Online

Đối tượng áp dụng:

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ vào biểu tỷ lệ phần trăm thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân tính trên doanh thu được xác định tại Thông tư số 92 của Bộ Tài chính, ngành dịch vụ có:

  • Tỷ lệ phần trăm thuế Giá trị gia tăng là 5%.
  • Tỷ lệ phần trăm thuế Thu nhập doanh nghiệp là 2%.

Các loại thuế cá nhân bắt buộc phải đóng cho nhà nước.

Vì thế, cá nhân có nguồn thu nhập từ mạng nước ngoài như: Facebook, Google, YouTube… phải đóng mức thuế là 7% trên thu nhập (gồm 5% thuế Giá trị gia tăng, 2% thuế Thu nhập cá nhân).

Cách tính thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Giá bán hàng hóa, dịch vụ x tỷ lệ % thuế GTGT.
  • Số thuế TNCN phải nộp = Giá bán hàng hóa, dịch vụ x tỷ lệ % thuế TNCN.

Theo đó, tỷ lệ tính thuế đối với hoạt động bán hàng Online là hoạt động phân phối cung cấp hàng hóa nên tỷ lệ thuế GTGT là 1%, tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

Doanh thu tính thuế GTGT và TNCN là doanh thu bao gồm thuế của số tiền kiếm được của người bán từ hoạt động bán hàng.

Điển hình như tại Cục thuế thành phố Hà Nội, số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử của năm 2020 đã tăng gấp gần 5 lần so với năm 2019. Thậm chí, điển hình còn có các cá nhân tự nguyện đến kê khai và nộp thuế với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.

Ví dụ tiêu biểu nhất là một nữ giới, 28 tuổi, có hộ khẩu tại quận Cầu Giấy. Người này đã sáng tác ra nhiều phần mềm được các ứng dụng Google Play và App Store đăng tải, qua đó có tổng thu nhập lên tới 330 tỷ đồng, nộp thuế 23,4 tỷ đồng.

Nộp thuế thu nhập cá nhân khi kinh doanh Online.

2. Cơ quan chức năng quản lý thuế với cá nhân kinh doanh Online như thế nào?

Qua những trường hợp nộp thuế tiêu biểu trên, kinh doanh Online, nhất là hoạt động bán hàng qua mạng xã hội Facebook, Zalo… đang phát triển rầm rộ ở Việt Nam, mang lại doanh thu “khủng” cho nhiều cá nhân.

Xu hướng này khiến dư luận đặt câu hỏi: “Cơ quan chức năng làm sao để phát hiện những người có thu nhập cao từ kinh doanh Online để yêu cầu nộp thuế?”

Những cách kinh doanh Online với phương tiện thanh toán trả thẻ.

Định hướng chung của cơ quan thuế là yêu cầu người kinh doanh trên mạng xã hội cung cấp các thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế cá nhân, tài khoản ngân hàng liên kết… để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn hình thức kinh doanh này.

Nâng cao khả năng kiểm soát chặt chẽ các cá nhân đóng thuế kinh doanh Online.

Thứ nhất, đối với trường hợp cá nhân kinh doanh có địa điểm cố định để giao dịch với khách hàng và việc quảng cáo trên mạng xã hội chỉ là một trong những hình thức mở rộng khách hàng.

Đối với trường hợp đã thuộc diện quản lý thì cập nhật thông tin về giao dịch trên mạng của cơ sở kinh doanh để làm cơ sở điều chỉnh tăng doanh thu kinh doanh nếu phù hợp.

Thứ hai, đối với trường hợp cá nhân kinh doanh không có địa điểm cố định để giao dịch với khách hàng, chỉ có địa chỉ trên mạng và số tài khoản cá nhân, bán hàng theo hình thức giao hàng tận nơi:

Trường hợp này, cơ quan thuế cần phối hợp với các nhà mạng để xác định danh tính cá nhân, số tài khoản ngân hàng, phương thức giao hàng để yêu cầu cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế Thu nhập cá nhân.

Thứ ba, đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài (nhà thầu nước ngoài) kinh doanh thương mại điện tử có thu nhập phát sinh tại Việt Nam:

  • Nếu người mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì người mua hàng có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ thuế nhà thầu để nộp thuế theo quy định.
  • Trường hợp người mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ là các tổ chức, cá nhân khác thì nhà thầu nước ngoài phải kê khai, nộp thuế nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
  • Trường hợp nhà thầu nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì có thể thông qua các đại lý thuế để kê khai, nộp thuế.

Ngăn chặn một số trường hợp trốn thuế của cá nhân kinh doanh.

Bên cạnh các biện pháp trên, thời gian qua, cơ quan thuế còn đẩy mạnh việc thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng xã hội nhằm đưa công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh này vào nề nếp để giảm thiểu các trường hợp cá nhân trốn đóng thuế kinh doanh Online.

Comments (0)
Add Comment