MMOnline.Pro - website chia sẻ kiến thức kiếm tiền Online

MMOnline gồm có các kiến thức về cơ bản và nâng cao về MMO ...

Đọc thêm

Dịch vụ thiết kế website có phải là dịch vụ phần mềm không? Dịch vụ thiết kế website trong nước có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

0 143

Dịch vụ thiết kế website có phải là dịch vụ phần mềm không? Dịch vụ thiết kế website trong nước có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/dich-vu-thiet-ke-website-co-phai-la-dich-vu-phan-mem-khong-dich-vu-thiet-ke-website-trong-nuoc-co-p-394252-134571.html#:~:text=Ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20thi%E1%BA%BFt%20k%E1%BA%BF%20Website,thu%E1%BA%BF%20gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B%20gia%20t%C4%83ng.

Tôi có câu hỏi là dịch vụ thiết kế website có phải là dịch vụ phần mềm không? Dịch vụ thiết kế website trong nước có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Bình Dương.D
Dịch vụ thiết kế website có phải là dịch vụ phần mềm không, thì theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Và tại Công văn số 19/TCT-DNK năm 2006 có quy định như sau:

Hoạt động thiết kế Website là dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, thì dịch vụ thiết kế website là một trong các dịch vụ phần mềm.

thiết kế website

Dịch vụ thiết kế website có phải là dịch vụ phần mềm không? Dịch vụ thiết kế website trong nước có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ Internet)

Dịch vụ thiết kế website trong nước có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Dịch vụ thiết kế website trong nước có phải chịu thuế giá trị gia tăng không, thì theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/NĐ-CP như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGTĐặt ảnh đại diện

….

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tại Công văn 1340/CT-TTHT năm 2018 có quy định như sau:

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ thiết kế website cho khách hàng, thì dịch vụ này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Về chính sách thuế TNDN, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Tại Công văn 4242/TCT-CS năm 2014 có quy định như sau:

Trường hợp Công ty ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm (lập trình phần mềm, thiết kế website) ra nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Chương II Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. Trường hợp Công ty cung cấp sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm (lập trình phần mềm, thiết kế website) trong nội địa thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp Công ty thực hiện dịch vụ thay mặt khách hàng đăng ký tên miền website, cho thuê máy chủ (hosting) thì các dịch vụ này áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

Theo các quy định trên thì các công ty cung cấp sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm (thiết kế website) trong nội địa thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp Công ty thực hiện dịch vụ thay mặt khách hàng đăng ký tên miền website, cho thuê máy chủ (hosting) thì các dịch vụ này áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

Dịch vụ phần mềm gồm các loại nào?

Dịch vụ phần mềm gồm các loại được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP như sau:

Hoạt động công nghiệp phần mềm

1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.

2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

a) Phần mềm hệ thống;

b) Phần mềm ứng dụng;

c) Phần mềm tiện ích;

d) Phần mềm công cụ,

đ) Các phần mềm khác.

3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;

g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

i) Các dịch vụ phần mềm khác.

Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ phần mềm gồm các loại sau:

– Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

– Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

– Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

– Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

– Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

– Dịch vụ tích hợp hệ thống;

– Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

– Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

– Các dịch vụ phần mềm khác.

Leave A Reply

Your email address will not be published.